Tỷ số Cash Return on Invested Capital – CROIC
Khi phân tích hiệu quả sinh lời nhiều nhà đầu tư đã biết đến bộ tỉ số quen thuộc ROE, ROA, ROS. Đây cũng là những tỉ số cơ bản nhất cần xét tới khi phân tích cơ bản một doanh nghiệp. Tuy nhiên nhưng còn một tỷ số nữa cũng rất hữu ích trong phân tích doanh nghiệp nhưng không phải nhà đầu tư nào cũng biết, đó là CROIC. Trong bài viết này, Đầu Tư Phát Đạt xin giới thiệu ý nghĩa, các tính và cách sử dụng CROIC tới các anh chị nhà đầu tư.
Cash Return on Invested Capital – CROIC, lợi nhuận tiền mặt trên vốn đầu tư, là một tỷ số đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. CROIC đo lường lượng tiền mặt mà công ty tạo ra dựa trên mỗi đồng đầu tư vào tài sản phục vụ cho hoạt động sản xuất. Chúng ta coi doanh nghiệp là một chiếc máy tạo tiền, nếu càng tạo được nhiều tiền qua hoạt động kinh doanh chứng tỏ đầu tư vào doanh nghiệp càng đúng đắn.
CROIC cũng tương tự như ROIC nhưng mà CROIC tập trung vào tiền mặt thay vì lợi nhuận.
Cách tính CROIC
CROIC = Free Cash Flow / Invested Capital.
Với Free Cash Flow – FCF là dòng tiền tự do, FCF có thể tính bằng công thức sau:
FCF = Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (CFO) – Capex.
Hai khoản mục về CFO và Capex nhà đầu tư có thể tìm trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Invested Captal – IC là vốn đầu tư. Vốn đầu tư có khá nhiều cách tính, sau đây là một số cách, các anh chị có thể lựa chọn tùy theo sở thích và đặc điểm doanh nghiệp mình đang phân tích
IC = Vốn chủ sở hữu + nợ ngắn hạn + nợ dài hạn + nợ khác có yếu tố lãi suất.
hoặc
IC = Vốn chủ sở hữu + tổng nợ vay ròng. Còn tổng nợ vay ròng = nợ phải trả (cả ngắn và dài hạn) – tiền mặt
Các mục trên đều có thể tìm thấy trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.
Cách sử dụng CROIC
CROIC càng cao càng tốt. Nhà đầu tư nên lựa chọn những cổ phiếu có CROIC tăng trưởng liên tiếp qua nhiều năm, trong những năm gần đây CROIC từ 10% trở lên có thể coi là công ty tạo ra tiền hiệu quả.
Nếu doanh nghiệp có CROIC trên 12% trong nhiều năm liên tiếp rất có thể là do doanh nghiệp có một lợi thế cạnh tranh tốt.
Tuy nhiên sẽ có một lúc nào đó doanh nghiệp có CROIC âm, nguyên do là vì dòng tiền FCF bị âm trong một số năm. Nhưng đây chưa hẳn là dấu hiệu xấu, vì khi doanh nghiệp dành tiền đầu tư cho tài sản cố định lớn phục vục hoạt động kinh doanh Capex sẽ tăng vọt và làm FCF âm. Nhưng nếu doanh nghiệp sử dụng tài sản đó để kinh doanh hiệu quả CROIC mặc dù âm nhưng sẽ tăng dần và chạm dần mốc 0%.
Tóm lại CROIC là một tỉ số chú trọng vào khoản tiền mặt,của doanh nghiệp. giúp nhà đầu tư đánh giá được chất lượng của lợi nhuận. Mong rằng với những kiến thức về CROIC đã nêu trong bài, các nhà đầu tư có thể sử dụng nó kết hợp với ROIC, ROE, ROA,… để phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp một cách hiệu quả hơn.

- Chuyên viên tư vấn và Đầu tư Chứng Khoán
- Hỗ trợ mở tài khoản và tư vấn quản lý danh mục đầu tư (cơ sở và phái sinh) miễn phí
- Mobile / Zalo: 0916 766 323
- fb.com/phatdatinvestment/
- dautuphatdat@gmail.com
- NĐT có bất kỳ vướng mắc gì trong quá trình ĐTCK có thể liên hệ để được tư vấn TẠI ĐÂY