Danh mục Menu

Cách sử dụng chỉ báo Bollinger Bands trong Phân tích kĩ thuật

Trong phân tích kĩ thuật có rất nhiều chỉ báo cho nhà đầu tư lựa chọn, nhưng trong đó dải Bollinger Bands là một trong những chỉ báo phổ biến nhất vì tính ứng dụng cao của nó. Để chia sẻ cách sử dụng chỉ báo Bollinger Bands từ cơ bản tới chuyên sâu, Đầu Tư Số xin gửi tới các anh chị nhà đầu tư bài viết này.

Sự ra đời của Bollinger Bands

Chỉ báo Bollinger Bands là một công cụ do trader nổi tiến John Bollinger và được các nhà đầu tư theo trường phái phân tích kĩ thuật sử dụng phổ biến. Bollinger Bands được vẽ bởi 1 đường SMA và 2 đường độ lệch chuẩn của đường SMA đó, thông thường ta sử dụng đường SMA20 để vẽ nên Bollinger Bands nhưng các nhà đầu tư có thể thay đổi tùy theo khẩu vị của bản thân như dùng SMA 50 hoặc SMA100,…

Hiện nay hầu hết các công cụ hỗ trợ phân tích kĩ thuật đều có sẵn chức năng vẽ Bollinger Bands nên ta sẽ không đi sâu vào cách tính toán và vẽ đường này, mà chỉ tập trung nghiên cứu về cách sử dụng nó trong việc phân tích biến động giá cổ phiếu.

Cách sử dụng dải Bollinger Bands

Xác định điểm co thắt, xu hướng giá

Khi đường Bollinger Bands co thắt lại, lúc này dải Bollinger trên và dưới co lại sát gần đường SMA20 khi đó chứng tỏ cổ phiếu đang ở xu hướng sideway đi ngang. Lúc này cổ phiếu đang tích lũy hoặc phân phối, sau một thời gian giá sẽ bung mạnh theo hướng tăng giá hoặc giảm giá cùng với đó đường bollinger bands sẽ mở rộng ra.

Đồ thị BID kết hợp chỉ báo Bollinger bands
Đồ thị BID kết hợp chỉ báo Bollinger bands
Đồ thị VCB kết hợp chỉ báo Bollinger bands
Đồ thị VCB kết hợp chỉ báo Bollinger bands

Ví dụ đoạn màu hình chữ nhật đỏ là khi dải bollinger bands thắt lại, nhưng khi giá bắt đầu tăng vọt bollinger bands mở rộng ra hướng lên trên.

Sử dụng khi xác định ngưỡng kháng cự

Chỉ báo Bollinger Bands có thể sử dụng khi xác định các ngưỡng kháng cự, hỗ trợ của giá. Khi giá đang trong xu hướng tăng, đường SMA20 tức đường ở giữa của Bollinger Bands sẽ đóng vai trò là ngưỡng hỗ trợ (khi giá đang xu hướng tăng). Ngược lại khi giá đang trong xu hướng giảm, SMA 20 sẽ có vai trò là ngưỡng kháng cự (nếu giá đang ở xu hướng giảm). Và khi giá đã vượt được kháng cự SMA20, các nhà đầu tư có thể mua vào, ngược lại khi giá giảm quá vỡ ngưỡng hỗ trợ SMA20 nhà đầu tư có thể nghĩ đến việc bán bớt cổ phiếu ra.

Ví dụ như hình dưới đây giá VCB cắt đường giữa của Bollinger Bands và có một xu hướng tăng khá mạnh từ khi tích lũy.

co phieu vcb cat giua bollinger bands

Kết hợp chỉ báo Bollinger Bands với công cụ khác

Ta có thể kết hợp Bollinger Bands với các công cụ khác như đường MA, RSI, MACD để xác định tín hiệu mua, bán. Khi đang trong xu hướng tăng, nếu giá lên men sát và chạm dải Bollinger Bands trên, nếu các công cụ khác báo hiệu mua ta có thể đợi thêm vài phiên nữa nếu giá vẫn tiếp tục men theo Bollinger Bands trên đây là lúc có thể quyết định mua vào. Tương tự, nếu giá đang trong đà giảm, nếu thấy giá giảm vài phiên chạm Bollinger Bands dưới, cùng với đó là các chỉ báo khác cũng báo giảm giá có lẽ giá sẽ thực sự giảm mạnh và chúng ta nên bắt đầu nghĩ tới việc bán bớt cổ phiếu ra.

ket hop bollinger bands voi cac chi bao khac

ket hop bollinger bands voi macd

Như ở trong ô chữ nhật màu đỏ này, giá đã có vài phiên liên tiếp chạm Bollinger trên, cùng với đó MACD cắt đường signal đi lên. Như vậy đây là dấu hiệu chúng ta nên mua vào.

Ngược lại đây là dấu hiệu các nhà đầu tư nên canh giá để bán ra. Trường hợp này giá liên tiếp chạm bollinger dưới và MACD cũng đưa ra báo hiệu xu hướng giảm của cổ phiếu.

ket hop bollinger bands voi macd xu huong giam

Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư cũng sử dụng Bollinger bands để mua bán theo cách ngược lại, theo trường phái của họ giá sẽ có xu hướng dịch chuyển nhưng sẽ nằm trong con đường mà Bollinger Bands trên và dưới vạch ra, tức là khi giá tiến sát Bollinger Bands trên giá sẽ có xu hướng giảm xuống và đây là thời điểm có thể bán ra, còn khi giá tiến sát Bollinger Bands giá sẽ có xu hướng bật tăng trở lại và các nhà đầu tư có thể xem xét đây là điểm mua vào hợp lý. Như vậy việc dùng Bollinger Bands là cần linh hoạt với từng cổ phiếu khác nhau. Muốn tìm ra cách áp dụng dải BB theo cách hợp lý với cổ phiếu mình chọn các bạn có thể xem đồ thị quá khứ xu hướng dịch chuyển của giá so với từng cách sử dụng BB mình đã nêu ở trên, nếu cách sử dụng nào có tỉ lệ chính xác cao hơn trong quá khứ chúng ta sẽ áp dụng nó vào trường hợp hiện tại.

Độ trễ của dải Bollinger Bands

Do Bolling Bands là một chỉ báo có độ trễ cao, thường khi xu hướng đã xảy ra rồi dải BB mới phản ánh rõ. Chính vì thế Bollinger Bands chỉ là chỉ báo giúp khám phá thêm các cơ hội giúp nhà đầu tư thành công hơn chứ không phải là một chỉ báo độc lập có thể giúp mua đỉnh hay bán đáy.

Chúng ta không nên sử dụng độc lập riêng chỉ báo Bollinger Bands mà nên sử dụng kết hợp với các chỉ báo kĩ thuật khác như RSI, MACD, MA trong việc xác định xu hướng hay tìm điểm mua, bán. Mong qua bài viết này, những kiến thức về bollinger bands mà Đầu Tư Số chia sẻ sẽ giúp mọi người có những phiên giao dịch hiệu quả trong quá trình đầu tư.

Chia sẻ
(5/5, 1 vote)
Ngọc Anh

Ngọc Anh

Tác giả