Danh mục Menu

Mô hình đồng hồ đầu tư Invesment Clock - Dự báo chu kì kinh tế

Đồng hồ đầu tư (Investment Clock) giúp cho các nhà đầu tư nắm được các chỉ báo về xu thế vận động thị trường tài chính, bất động sản cũng như thị trường vốn, dựa trên chu kỳ phát triển lặp đi lặp lại như vòng quay của kim đồng hồ. Hãy cùng Đầu Tư Số tìm hiểu về sự ra đời, cách xem chi tiết và dự báo chu kỳ kinh tế qua bài viết dưới đây nhé

Sự ra đời của Invesment Clock

Khái niệm sử dụng Một chiếc đồng hồ để minh họa bản chất chu kỳ của nền kinh tế với các khoản đầu tư đã được nghiên cứu trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên , Trevor Greetham, Trưởng bộ phận Multi Asset ở RLAM đã bắt đầu nghiên cứu mô hình Investment Clock và hoàn thiện nó vào những năm 90s. Mô hình này được nhiều nhà kinh tế và nhà đầu tư sử dụng đến ngày hôm nay.

Tiền đề cho Investment Clock là nền kinh tế tuần theo các giai đoạn mở rộng và thu hẹp, tăng trưởng quá nóng sau đó hạ nhiệt với việc lạm phát tăng và sau đó giảm dần khi tăng trưởng kinh tế chậm lại. Mỗi giai đoạn trong bốn giai đoạn của một chu kỳ thì sẽ có một loại tài sản đem lại lợi nhuận cao khi đầu tư. Investment Clock được ra đời dựa trên các xu hướng trong quá khứ và các chỉ báo dẫn dắt của nền kinh tế.

Invesment Clock – Dự báo chu kì kinh tế
Invesment Clock – Dự báo chu kì kinh tế

Trục ngang của đồng hồ, từ trái sang phải đo lường lạm phát, còn trục dọc của đồng hồ đo lường tăng trưởng kinh tế. Nói một cách đơn giản thì chu kì kinh tế dịch chuyển theo sóng; từ thịnh vượng đến suy giảm, với các ngân hàng trung ương thổi phồng hoặc xì hơi chính sách tiền tệ như một hoạt động làm ổn định nền kinh tế.

Cách xem Invesment Clock

Chuyển động của nền kinh tế thể hiện qua từng góc phần tư của Đồng hồ giúp chúng ta chọn được loại tài sản để đầu tư và Dự báo chu kỳ kinh tế

Khi kim đồng hồ leo lên đỉnh từ 9h – 12h

Giai đoạn phát triển bùng nổ của nền kinh tế. Ở giai đoạn này nền kinh tế tăng trưởng nóng, lạm phát có xu hướng đi lên tuy nhiên lạm phát vẫn ở mức trung bình. Nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu tăng cao, lãi suất cũng tăng tuy nhiên chưa đạt tới đỉnh cao, bất động sản cũng tăng nóng. Thị trường chứng khoán tăng mạnh mẽ, và hoạt động đầu tư rất dễ bị ảnh hưởng bởi tâm lý “bán là thua, mua là thắng”;

Khi kim trượt xuống từ 12h – 3h

Giai đoạn giảm tốc của nền kinh tế. Giai đoạn nãy lãi suất bắt đầu tăng cao, dòng tiền từ các kênh rủi ro bắt đầu dịch chuyển qua các kênh đầu tư an toàn hơn. Giá hàng hóa giảm sút và kéo theo đó lợi nhuận doanh nghiệp bắt đầu giảm. Ngân hàng trung ương đã phải bắt đầu thi hành chính sách thắt chặt tiền tệ. Thị trường bất động sản, chứng khoán tụt dốc kèm theo thanh khoản giảm mạnh;

Khi kim ở mốc từ 3h – 6h

Giai đoạn suy thoái của nền kinh tế. Ở giai đoạn này lạm phát và lãi suất đều tăng mạnh. Ngân hàng trung ương tiến hành thắt chặt tiền tệ, giảm dữ trữ ngoại tệ. Lúc này thị trường bất động sản và chứng khoán xuống đáy, giá mọi hàng hóa đều giảm. Nhiều doanh nghiệp phá sản ở giai đoạn này dẫn đến thất nghiệp tăng cao;

Khi kim ở 6h – 9h

Giai đoạn đáy và bắt đầu phục hồi của nền kinh tế. Thời kỳ này nền kinh tế đã qua khủng hoảng và dần hồi phục. Thất nghiệp giảm, lãi suất giảm, doanh nghiệp bắt đầu có lợi nhuận. Thị trường chứng khoán, bất động sản phục hồi trở lại. Và chu kì mới lại tiếp diễn.

Tóm lại, với mỗi giai đoạn của nền kinh tế chúng ta nên có một chiến lược đầu tư khác nhau cho phù hợp. Và để đầu tư cổ phiếu chúng ta không chỉ phải nghiên cứu không chỉ doanh nghiệp mà còn nên quan tâm các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế nữa.

Chia sẻ
(5/5, 1 vote)
Hiền Trần

Hiền Trần

Tác giả